Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

nghề giáo

Nói đến giáo viên ở thành phố bây giờ người ta thường nói đến tiêu cực, đến sự tham lam, độc ác, ít ai đề cập đến những khó khăn, vất vả của cái nghề bán cháo phổi. Có lẽ báo chí và các trang mạng xã hội cũng chỉ vì câu vew mà thường đề cập đến mặt trái, đến những điều không thường xảy ra, không phải là hiện tượng phổ biến của cái nghề này.

Ngay ở chính những ngôi trường có tiếng của các quận nội thành Hà Nội thôi, những người thầy có tâm với nghề, có trách nhiệm với học sinh vẫn còn là số đông. Với họ, nghề bán cháo phổi không phải là nghề nhàn nhã có thu nhập cao mà thực sự là một nghề quá vất vả, kể cả về trí lực và thể lực nhất là với cấp tiểu học.
Mỗi lớp học thường có từ 60 đến 70 học sinh và hầu hết học bán trú, thì hàng ngày cô giáo phải trải quan gần tiếng 9 liên tục đánh vật với lũ học trò ngu ngơ, từ việc dạy dỗ, chăm sóc cho ăn, cho ngủ, giải quyết những việc không tên như vệ sinh cho những đứa bậy ra quần, giải quyết khiếu kiện ….vv. Tranh thủ giờ nghỉ các cô lại sửa bài, chấm bài, kèm những đứa học chậm. Tất cả những việc ấy đều đổ dồn lên đôi vai của cô giáo chủ nhiệm. Những lớp lớn 4,5 còn đỡ vất vả do các con đã lớn và có thức hơn. Những lớp 1,2 để đưa sáu bảy chục đứa trẻ đang chỉ biết ăn, chơi, ngủ phải đọc, phải viết, phải làm toán, phải vào khuôn khổ thực sự là một sự là một cuộc chiến. Thật không may cho lớp nào có một vài đứa tự kỷ, chậm phát triển (số này cũng không ít), chúng ngồi trong lớp thường là không nghe cô mà thích làm gì thì làm nào là trêu chọc bạn, đập phá, đi lang thang …vv cô đều phải giải quyết.

Không chỉ lo cho học sinh mà các cô cũng còn chịu nhiều áp lực về thanh tra, kiểm tra (2 cuộc/năm), thi cử, áp lực thành tích mà trường, phòng, sở yêu cầu ….

Với ngần ấy thứ thì sau một ngày làm việc các cô chỉ còn là cái xác không hồn.

Đành rằng các cô đã được hỗ trợ tối đa về phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng những giọt mồ hôi bỏ ra là quá lớn.


Nghề bán cháo phổi quả là chẳng sung sướng gì.